Đừng nên ngăn chặn ngăn chặn trẻ con mút tay hay cắn móng bởi
theo một nghiên cứu vừa công bố đã chỉ ra rằng hành động này có thể giúp trẻ em ngăn ngừa các chứng bệnh dị ứng và lợi ích này còn được
duy trì, tăng cường nếu thói quen này được duy trì một thời gian trong quá trình trưởng
thành. Mặc dù cơ chế chính xác về mối
quan hệ giữa tỷ lệ dị ứng và thói quen "xấu"
mút tay vẫn còn chưa được định
rõ nhưng nó cung cấp thêm bằng chứng về giả thuyết cho rằng "nếu ở quá
sạch cũng có mặt trái của nó."
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại New Zealand và Canada đã thu thập dữ liệu từ một
nghiên cứu đa ngành tiến hành trên 1037 đứa trẻ sinh vào những năm 1972-1973 tại Dunedin. Theo đó những đứa trẻ có thói quen mút ngón tay hoặc cắn móng được ghi nhận tại những thời điểm
5,7, 9 và 11 tuổi. Những đứa trẻ này sau đó sẽ được cho tiến hành các xét nghiệm về kích ứng da, nhạy cảm với
các chất gây dị ứng
vào năm 13 tuổi và năm 32 tuổi.
Các thử nghiệm này được thiết kế nhằm xác định xem họ có dị ứng với ít nhất một chất dị ứng nào không, thí dụ như bọ ve
trong bụi rậm, cỏ cây hoặc vật nuôi gia đình. Kết quả họ phát hiện rằng tỷ lệ những đứa trẻ có thói quen mút tay hoặc cắn móng là 38% và tỷ lệ mắc chứng dị ứng
vào năm 13 tuổi là 38%, ít hơn so với nhóm không có thói quen này với 48%. Và đối với nhóm những đứa trẻ có cả 2 thói quen là vừa
mút tay, vừa cắn thì tỷ lệ mắc dị ứng
còn thấp hơn với 31%.
Lợi
ích của hành động này vẫn được duy trì nếu thói quen được giữ cho tới năm 32 tuổi. Mặc dù kết quả cho thấy những người có thói quen mút tay hoặc cắn móng có tỷ lệ mắc dị ứng thấp hơn khi tiến hành thử nghiệm nhưng không thấy có liên hệ tới tỷ lệ mắc
hen suyễn hoặc sốt. Tuy nhiên trước kết quả này, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế sinh học đằng
sau mối liên hệ giữa thói quen mút tay và tỷ lệ dị ứng.
Nhà nghiên cứu Robert J. Hancox tại Đại học Otago, New Zealand nhận định: "Thậm chí nếu chúng tôi giả định tác dụng bảo vệ chống dị ứng là do sự tiếp xúc với các vi sinh vật
thì hiện vẫn chưa rõ đó là loại vi sinh nào và làm thế nào
chúng thật sự ảnh hướng tới các chức năng miễn dịch của cơ thể." Đang khi các nhà
nghiên cứu vẫn chưa thể hoàn toàn giải thích được kết quả nghiên cứu lần này nhưng nó vẫn cung cấp thêm bằng chứng ủng họ cho lập luận rằng chính việc tiếp xúc với vi khuẩn đã giúp trẻ em
tăng cường hệ miễn dịch, từ đó ít có
nguy cơ dị ứng hơn.
Hancox chi biết thêm rằng: "Lý thuyết vệ sinh là khá thú vị bởi nó cho thấy rằng chính những yếu tố trong lối sống đã ảnh hưởng tới việc gia tăng mắc các chứng dị ứng trong những thập niên gần đây. Rõ ràng vệ
sinh mang lại nhiều lợi ích nhưng có lẽ nó
cũng chính là nhược điểm. Tuy nhiên giả
thuyết về mặt
trái của sự vệ
sinh là chưa được chứng minh và còn gây nhiều
tranh cãi, Tuy nhiên nghiên cứu lần này đã cung cấp
thêm bằng chứng rằng nó chính là sự thật. Những tiếp xúc đầu tiên trong nhiều khu vực vô tình là một sự bảo vệ hơn là gây nguy hiểm."
>>> Xem thêm: 7 cách trị viêm họng mùa hè đơn giản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét