PHẬT MÔN TÁN THẠCH ĐƠN

Giúp lợi tiểu và bào mòn sỏi, làm nhỏ sỏi THẬN, sỏi NIỆU QUẢN, sỏi BÀNG QUANG, sỏi MẬT

PHẬT MÔN TÁN THẠCH ĐƠN

Đối tượng sử dụng

TPHẬT MÔN TÁN THẠCH ĐƠN

Thông tin sản phẩm

PHẬT MÔN

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Uống nước râu ngô, bạn nhất định phải biết điều này

Dân gian từ lâu đã biết sử dụng râu ngô kết hợp với mã đề, mía hay lá dứa để nấu nước uống thanh nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy là thực phẩm lành tính nhưng khi sử dụng nước râu ngô bạn cũng cần tránh những điều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe dưới đây
Mất nước cơ thể vì uống quá nhiều
Vào những ngày nắng nóng vừa qua, thấy người cháu đích tôn nổi đầy rôm, ngứa ngáy khó chịu, bà Nguyễn Thị Bé (ở Hà Nội) nghe hàng xóm mách đã cất công đun nấu hết râu ngô lại mã đề, rễ chanh cho cháu uống cả ngày thay nước lọc. Được vài ba ngày, thấy cháu trai thường xuyên mệt mỏi, ít vận động, bà đưa cháu đi kiểm tra. Khi đó, bà mới tá hỏa biết cháu phải nhập viện vì “mất nước”. Bác sỹ cho hay, vì cháu trai bà uống quá nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu như râu ngô dẫn đến việc thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều cộng với thời tiết nắng nóng ra nhiều mồ hôi dẫn tới mất nước cho cơ thể.
Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu
Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu nên tránh uống quá nhiều. Ảnh: T.L

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt nên khi trẻ nhỏ uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Râu ngô có tác dụng lợi niệu làm tăng lượng nước tiểu gấp 3-5 lần, tăng tiết mật và giảm lượng bilirubin trong máu.
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Những trường hợp mắc bí tiểu, phù nề dùng rất tốt.
Lương y Quốc Trung cho biết thêm, hiếm có loại thực vật nào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như râu ngô. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt mùa hè, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.
Trong y học, râu ngô vẫn được biết đến với tác dụng chữa viêm túi mật, viêm gan và có thể phối hợp với vitamin K để cầm máu. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt. Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
Chỉ nên uống liên tục trong vòng 10 ngày
Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, song dùng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

Tổng hợp: Kim Hoang
Theo: eva.vn

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Bí kíp tránh xa bệnh sỏi thận

Ăn uống không đúng cách, sinh hoạt thất thường cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.


Để hạn chế căn bệnh sỏi thận bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
1. Uống nhiều nước
điều trị sỏi thận bằng phật môn tán thạch đơnNước có tác dụng thải trừ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật. Uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít làm việc, lượng nước tiểu bị lưu giữ lâu, nồng độ của nước tiểu đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, và sẽ hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bạn có những hoạt động nặng gây mất nước thì lượng nước tiêu thụ trong ngày sẽ phải nhiều hơn.
Nước uống hàng ngày nên chọn loại nước vệ sinh, tránh thu nạp vào người những loại nước nhiễm kim loại nặng sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.


2. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao
Bạn lười vận động, không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, tăng muối canxi trong thành phần nước tiểu, dẫn đến sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.
Do đó, dù bận rộn đến mấy thì mỗi ngày bạn cũng nên dành tối thiểu 30 phút để tập các động tác thể dục, thể thao đơn giản, hoặc có thể đi bộ để cải thiện tình hình.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Trong thực đơn ăn uống, hạn chế việc dùng các loại thực phẩm làm tăng calcium và muối vì Giảm hấp thu calcium và muối vì cả hai loại này góp phần hình thành sỏi thận.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu potassium bao gồm các loại rau quả như chuối, khoai tây, đậu Hà Lan... Các nguồn cung cấp magnesium tự nhiên bao gồm hạnh nhân và yến mạch.
4. Đừng bỏ qua trà xanh
Điều trị sỏi thận với Phật Môn Tán Thạch Đơn
Uống trà xanh có thể ngăn chặn sỏi thận đây là một phát hiện đã được nghiên cứu tại một số nước châu Á. Tinh chất trà xanh chống lại sự hình thành sỏi và làm cho các viên sỏi thận trở nên dễ vỡ hơn.
Trà xanh là một loại nước uống quen thuộc, dễ uống do đó bạn hãy tận dụng loại nước uống này nhé!


Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không ?

Bệnh sỏi thận có ảnh hường đến sinh sản không? Đây luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng của người mắc bệnh. Dù là nam hay nữ nhưng khi bị tuyên bố là có sỏi thận đều nghĩ rằng “cắt thận là không thể có con được nữa à” hoặc “mổ xong sẽ bị yếu sinh lý là chắc rồi”. Vậy, thực hư của vấn đề này thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Không dám mổ sỏi thận vì sợ vô sinh

chữa sỏi thận - kim hoàng

Đây là tâm lý hoàn toàn có thật ở nhiều người bệnh, đặc biệt là những phụ nữ trẻ vừa mới lấy chồng hoặc chưa lấy chồng. Họ rất lo sợ khi mổ lấy sỏi thận xong sẽ không thể sinh nở được. Chị Vân (Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Sỏi thận của tôi gần 1cm rồi, bác sĩ yêu cầu mổ lấy sỏi ra ngoài song tôi vừa mới lấy chồng. Chắc đợi sau khi sinh 1 bé đầu lòng rồi mới mổ cho chắc”.
Cùng quan điểm với chị Vân, anh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho rằng, nếu mổ sỏi thận sẽ bị suy giảm chức năng sinh lý, đặc biệt trong thời điểm anh chị đang cố gắng có con như lúc này thì tuyệt đối không nên mổ sỏi thận. Anh thà bị những cơn đau hành hạ chứ nhất định không chịu đi mổ sỏi là vì lý do này.

Thực hư quan niệm bệnh sỏi thận ảnh hưởng đến sinh sản

Sỏithận có ảnh hưởng đến sinh sản song không phải cứ bị sỏi thận là bị vô sinh hay khó có con. Khoa học hiện đại đã chứng minh, đối với nam giới, bệnh lý tại thận có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sinh lý song sẽ hoàn toàn không nguy hiểm nếu không mắc các biến chứng của sỏi thận. Đối với phụ nữ, sỏi thận chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi thận bị suy. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bị rối loạn kinh nguyệt mà phát hiện thêm bệnh sỏi thận thì bạn gái cần hết sức chú ý. Bởi vòng kinh không ổn định dẫn đến việc rụng trứng cũng không ổn định, đó là tín hiệu cảnh báo sự khó thụ thai.
chữa sỏi thận với phật môn tán thạch đơn

Mổ sỏi thận hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản của cả hai giới. Có chăng, sau khi mổ sỏi thận người bệnh cần thời gian nghỉ ngơi, hoạt động tình dục vì thế mà gián đoạn 1 thời gian. Ngược lại, nếu người bệnh không mổ sỏi kịp thời mà cố gắng chống chọi với những cơn đau càng khiến bệnh thêm nặng và nhanh xuất hiện biến chứng.
Bệnh thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới nhiều hơn nữ giới bởi ngay từ khi xuất hiện những cơn đau nam giới sẽ bị suy giảm ham muốn tình dục, đau mỏi lưng, tinh thần mệt mỏi, khi quan hệ thường bị đau nhức cả vùng đùi và hai háng gây cản trở sinh hoạt vợ chồng. Vì vậy ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu thận yếu người bệnh cần bồi bổ sức khỏe bằng các món ăn bài thuốc từ hải sản, thịt chó, thịt dê…hoặc những bài thuốc nam lành tính như nhân sâm, đông trùng hạ thảo để ngăn chặn bệnh ngay từ những biểu hiện đầu tiên.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

[MẸO]: 10 vật dụng giúp chăm sóc sức khỏe gia đình không nên bỏ qua

Những sản phẩm này ngày càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mọi lúc mọi nơi cho các gia đình. Hãy cùng điểm qua xem bạn đã trang bị đủ chưa nhé.

1.    Tủ thuốc gia đình:
tủ thuốc gia đình
Một tủ thuốc nho nhỏ gắn ở góc tường với một số loại thuốc cơ bản luôn luôn cần thiết để phòng hờ những khi “trái gió trở trời”. Thông thường, các loại thuốc nên trang bị bao gồm: thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm; thuốc cảm, ho; dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức; các loại thuốc sát trùng; thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai; thuốc dị ứng; kem bôi chữa bỏng; kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; các loại thuốc đường tiêu hóa; các dụng cụ y tế: bông, băng, gạc, băng cá nhân…

2.   Máy đo huyết áp:
máy đo huyết áp
Đối với người già, những người huyết áp không ổn định… việc theo dõi huyết áp hàng ngày là rất cần thiết. Những chỉ số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiện trên máy đo sẽ giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe, từ đó điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi. Cần lựa chọn những loại máy uy tín, chất lượng… để đảm bảo chỉ số bạn đo được là chuẩn.

3. Máy đo đường huyết:
máy đo đường huyết
Ngày nay, số người mắc tiểu đường ngày càng nhiều, do đó, sử dụng máy đo đường huyết là cách để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giúp duy trì đường huyết ở mức bình thường hay gần bình thường, có thể làm giảm hay làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng. Từ đó, người bệnh có thể điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động, cũng như chế độ điều trị.

4. Máy khử độc thực phẩm:
máy khử độc thực phẩm kim hoàng
        Vấn đề thực phẩm không an toàn đã khiến nhiều gia đình phải trang bị máy tạo khí ozon để “giải độc” thực phẩm. Khí ozon có khả năng phản ứng rất mạnh, phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn nên phần nào có tác dụng khử độc thực phẩm. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng phải chọn lựa cẩn thận các loại máy đã được cấp chứng nhận đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và nơi đặt máy ở nơi thoáng gió.

5. Máy lọc nước:
máy lọc nước
Nguồn nước gia đình sử dụng hàng ngày có thể lẫn nhiều tạp chất, trong đó có vi rút, vi khuẩn, kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ nguy hiểm…. Các cách xử lý nước truyền thống hầu như vẫn không xử lý được hết các chất độc hại này mà chúng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều các loại bệnh tật. Do đó, trang bị máy lọc nước gia đình là cách tốt nhất để xử lý nước hiện nay. Nên chọn loại máy lọc nước đến từ các thương hiệu uy tín, đặc biệt là máy lọc nước thông minh để có thể kiểm tra độ an toàn của nước sau lọc thông qua việc hiển thị chỉ số TSD đầu ra. Mặt khác, để an tâm hơn, cần chọn loại máy có chứng nhận nước sau khi được lọc đạt Quy chuẩn quốc gia đối với chất lượng nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT) mà không cần đun sôi.

6. Máy xông mũi, họng:
máy xông mũi cooe họng
Khi gia đình có người mắc chứng viêm xoang, hen suyễn thì đây là vật dụng rất quan trọng. Xông khí dung sẽ có tác dụng làm giãn các phế quản, làm loãng đàm. Ngoài ra, máy khí dung cũng có thể sử dụng để xông nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.

7. Các loại máy massage:
máy mát xa kim hoàng
Bao gồm các sản phẩm như máy massage chân, gối massage, đệm massage, có tác dụng massage xoa bóp, trị liệu giảm đau nhức và mệt mỏi, thư giãn cơ thể. Đây là liệu pháp để bạn lấy lại cân bằng sau một ngày dài làm việc căng thẳng.

8. Xà phòng diệt khuẩn:
xà phòng diệt khuẩn
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường ăn uống (từ tay đưa vào miệng). Xà phòng diệt khuẩn nên đặt ở nhà bếp và cả nhà vệ sinh để thuận tiện sử dụng.

9. Nước súc miệng, chỉ nha khoa:
nước súc miệng nha khoa

Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà dùng quá nhiều vì sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Mặt khác, nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.

10. Máy hút bụi:
máy bút bụi kim hoàng

Thỉnh thoảng, bạn cũng nên dùng máy hút bụi để vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, nệm. Bởi, bụi bẩn “tồn dư” lâu ngày trong nhà có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, dị ứng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà trang bị loại máy to hay nhỏ.

Nguồn: Tổng hợp






[MẸO]: 10 vật dụng giúp chăm sóc sức khỏe gia đình không nên bỏ qua

Những sản phẩm này ngày càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mọi lúc mọi nơi cho các gia đình. Hãy cùng điểm qua xem bạn đã trang bị đủ chưa nhé.

1.    Tủ thuốc gia đình:
tủ thuốc gia đình
Một tủ thuốc nho nhỏ gắn ở góc tường với một số loại thuốc cơ bản luôn luôn cần thiết để phòng hờ những khi “trái gió trở trời”. Thông thường, các loại thuốc nên trang bị bao gồm: thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm; thuốc cảm, ho; dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức; các loại thuốc sát trùng; thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai; thuốc dị ứng; kem bôi chữa bỏng; kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; các loại thuốc đường tiêu hóa; các dụng cụ y tế: bông, băng, gạc, băng cá nhân…

2.   Máy đo huyết áp:
máy đo huyết áp
Đối với người già, những người huyết áp không ổn định… việc theo dõi huyết áp hàng ngày là rất cần thiết. Những chỉ số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiện trên máy đo sẽ giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe, từ đó điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi. Cần lựa chọn những loại máy uy tín, chất lượng… để đảm bảo chỉ số bạn đo được là chuẩn.

3. Máy đo đường huyết:
máy đo đường huyết
Ngày nay, số người mắc tiểu đường ngày càng nhiều, do đó, sử dụng máy đo đường huyết là cách để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giúp duy trì đường huyết ở mức bình thường hay gần bình thường, có thể làm giảm hay làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng. Từ đó, người bệnh có thể điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động, cũng như chế độ điều trị.

4. Máy khử độc thực phẩm:
máy khử độc thực phẩm kim hoàng
        Vấn đề thực phẩm không an toàn đã khiến nhiều gia đình phải trang bị máy tạo khí ozon để “giải độc” thực phẩm. Khí ozon có khả năng phản ứng rất mạnh, phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn nên phần nào có tác dụng khử độc thực phẩm. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng phải chọn lựa cẩn thận các loại máy đã được cấp chứng nhận đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và nơi đặt máy ở nơi thoáng gió.

5. Máy lọc nước:
máy lọc nước
Nguồn nước gia đình sử dụng hàng ngày có thể lẫn nhiều tạp chất, trong đó có vi rút, vi khuẩn, kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ nguy hiểm…. Các cách xử lý nước truyền thống hầu như vẫn không xử lý được hết các chất độc hại này mà chúng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều các loại bệnh tật. Do đó, trang bị máy lọc nước gia đình là cách tốt nhất để xử lý nước hiện nay. Nên chọn loại máy lọc nước đến từ các thương hiệu uy tín, đặc biệt là máy lọc nước thông minh để có thể kiểm tra độ an toàn của nước sau lọc thông qua việc hiển thị chỉ số TSD đầu ra. Mặt khác, để an tâm hơn, cần chọn loại máy có chứng nhận nước sau khi được lọc đạt Quy chuẩn quốc gia đối với chất lượng nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT) mà không cần đun sôi.

6. Máy xông mũi, họng:
máy xông mũi cooe họng
Khi gia đình có người mắc chứng viêm xoang, hen suyễn thì đây là vật dụng rất quan trọng. Xông khí dung sẽ có tác dụng làm giãn các phế quản, làm loãng đàm. Ngoài ra, máy khí dung cũng có thể sử dụng để xông nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.

7. Các loại máy massage:
máy mát xa kim hoàng
Bao gồm các sản phẩm như máy massage chân, gối massage, đệm massage, có tác dụng massage xoa bóp, trị liệu giảm đau nhức và mệt mỏi, thư giãn cơ thể. Đây là liệu pháp để bạn lấy lại cân bằng sau một ngày dài làm việc căng thẳng.

8. Xà phòng diệt khuẩn:
xà phòng diệt khuẩn
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường ăn uống (từ tay đưa vào miệng). Xà phòng diệt khuẩn nên đặt ở nhà bếp và cả nhà vệ sinh để thuận tiện sử dụng.

9. Nước súc miệng, chỉ nha khoa:
nước súc miệng nha khoa

Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà dùng quá nhiều vì sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Mặt khác, nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.

10. Máy hút bụi:
máy bút bụi kim hoàng

Thỉnh thoảng, bạn cũng nên dùng máy hút bụi để vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, nệm. Bởi, bụi bẩn “tồn dư” lâu ngày trong nhà có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, dị ứng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà trang bị loại máy to hay nhỏ.

Nguồn: Tổng hợp






Dinh dưỡng cho người mổ sỏi mật

       Đa số các trường hợp mắc chứng sỏi mật đều phải mổ lấy sỏi. Tuy nhiên sau mổ, nhiều người bệnh gặp phải những biến chứng khó ưa như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy…Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện được tình trạng này. Vậy, mổ sỏi mật ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

Mổ sỏi mật ăn gì?

Không chỉ là vấn đề ăn gì mà bệnh nhân sau khi mổ sỏi còn cần quan tâm cách ăn như thế nào, dưới đây là 3 nguyên tắc các bác sĩ khuyến cáo người bệnh.

1.  Chọn những thức ăn dễ tiêu

điểu trị sỏi mật với phật môn tán thạch đơn
Những ngày đầu sau khi vừa mổ sỏi mật, cả hệ tiêu hóa lẫn hệ bài tiết của bạn đều chưa khôi phục lại được những chức năng như lúc đầu, vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cho chúng, bạn cần lựa chọn những đồ ăn thức uống dễ tiêu, ít chất béo. Những thực phẩm được khuyến khích hàng đầu như trái cây tươi, bánh mì, súp, cháo loãng và rau.
Nên tuyệt đối kiêng chất béo trong 1 tháng đầu sau mổ. Nếu thích dùng bơ sữa bạn nên dùng loại sữa tách kem, sữa chua không béo. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa đồ uống có cồn hay các loại nước ngọt có ga. Dần dần, khi ống dẫn mật của người bệnh mở rộng để đảm nhiệm chức năng lưu trữ mật thì bạn có thể ăn lại chất béo như bình thường.

2.  Chia nhỏ bữa ăn sau khi cắt túi mật

Thay vì ăn 3 bữa như bình thường người mới mổ sỏi mật nên ăn 7-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Lý do là bởi mặc dù túi mật đã được cắt bỏ song gan vẫn tiếp tục tiết ra mật, lượng mật này không có chỗ lưu trữ khiến chúng tràn xuống ruột non, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày và ăn liên tục thì lượng mật đó sẽ dùng để co bóp tiêu hóa thức ăn chứ không còn dư thừa nữa.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến thực đơn dinh dưỡng cần đủ chất, chế biến bắt mắt để kích thích vị giác, không được để bụng đói vì lúc đói túi mật co lại, không bài tiết dẫn đến dịch mật đọng ở túi mật quá đặc tạo thành sỏi.

3.  Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

chữa sỏi mật với phật môn tán thạch đơn
Lượng chất xơ có trong rau và trái cây tươi là vô cùng cần thiết đối với người vừa mổ sỏi mật xong bởi chất xơ kết hợp với axit mật làm ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi. Chất xơ thực vật này được tìm thấy nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải xoong, rau cần và rau chân vịt. Trong bữa cơm bạn cũng nên dùng ngô, gạo lứt thay thế cho gạo tẻ.


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Một số đặc điểm về bệnh sỏi mật ở Việt Nam

Sỏi mật ở các nước Âu, Mỹ thường gặp ở túi mật do cơ chế tạo sỏi thường do rối loạn chuyển hoá tạo nên sỏi cholesterol. Trái lại, sỏi mật ở nước ta thường gặp ở đường mật, hình thành do cơ chế nhiễm khuẩn. Vi khuẩn từ ống tiêu hóa liên quan mật thiết với giun chui ống mật tiết ra enzym bêta glucoronidase phân hủy dạng liên hợp giữa bilirubin và acid glucoronic làm bilirubin trở thành dạng tự do không hòa tan, sẽ kết hợp với các chất vô cơ như calci,..để tạo thành muối calci bilirubilnat lắng đọng tạo sỏi. Sỏi hình thành và tồn tại trên khắp hệ thống đường mật cả trong và ngoài gan. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học thông báo sỏi túi mật đơn thuần có xu hướng tăng cao, tỉ lệ sỏi cholesterol cũng cao hơn có lẽ do chế độ dinh dưỡng dần thay đổi và chẩn đoán có nhiều tiến bộ hơn.

Bạn đã biết gì về giải phẫu đường mật và sinh lý dịch mật ?

Đường mật bắt đầu từ các khe trong khoảng liên tế bào gan, nhận dịch mật từ tế bào gan tiết ra. Nó ngăn cách với hệ mao mạch gan chỉ bởi chỗ dính của các tế bào gan (còn gọi là cầu tế bào), sau đó dịch mật theo các ống này đổ vào các nhánh hạ phân thùy rồi phân thùy gan.

Tiếp theo, dịch mật chảy vào các ống gan phải, gan trái rồi chảy vào các ống gan chung ở rốn gan.
Lượng dịch mật được dự trữ, cô đặc ở túi mật tương đương với lượng dịch mật tiết ra trong 12h (khoảng 500ml), chỉ chảy xuống tham gia tiêu hóa theo sự chi phối theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Ống gan chung đổi tên khi ống cổ túi mật đổ vào gọi là ống mật chủ. Ống mật chủ dài chừng 5-7 cm. đường kính khoảng 0,8 cm chạy tiếp xuống phần lớn sẽ đổ vào đoạn 2 của tá tràng qua bóng Vater.
Bình thường, dịch mật vô khuẩn nhờ cơ chế bảo vệ của hàng rào giải phẫu, cơ chế vật lý dòng chảy một chiều của dịch mật, cơ chế hóa học (tính chất kiềm của dịch mật) và cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào,
Áp lực đường mật bình thường < 20cm H2O. Khi tăng > hoặc bằng 25cm H20 gây nguy cơ phá vỡ cầu tế bào làm nhiễm khuẩn máu và khi > hoặc bằng 30 cm H2O sẽ làm tế bào gan ngừng bài tiết dịch mật.

Sỏi mật ở Việt Nam có đặc điểm gì?

      Sỏi mật ở Việt Nam có số lượng sỏi thường nhiều viên, đa hình thái, đa kích thước, ít khi chỉ có một viên. Sỏi có màu vàng hay nâu đen, thường mềm dễ vỡ, nhưng có khi rất rắn. Sỏi được tạo nên trên cơ sở dị vật như trứng, xác giun đũa hay mảnh tế bào niêm mạc viêm bong.
Ở giai đoạn đầu, gan to ứ mật, có thể có các ổ áp xe trong trường hợp viêm, áp xe đường mật do viêm nhiễm kéo dài, tác động của các sản phẩm chuyển hóa trung gian tế bào làm tăng cường phản ứng xơ hóa, dẫn tới hiện tượng gan xơ ứ mật ở giai đoạn cuối và ung thư đường mật cũng được nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập tới.
Trong trường hợp tắc mật cấp, đường mật giãn và xung huyết về sau thành viêm dày, có thể viêm loét thủng, đặc biệt là túi mật. Có thể bị xơ hóa gây chít hẹp và lại là nguyên nhân gây ứ đọng dịch mật và tạo sỏi.
Dich mật của bệnh nhân bị sỏi mật thường có nhiễm khuẩn, biểu hiện từ nhẹ (vẩn đục), đến nặng (đen, thối khẳn). Cấy dịch mật thường có các vi khuẩn đường ruột như E.coli, Klebsiella,…và hình thái nặng có các vi khuẩn kị khí như Bacteroides, Clostridium…phối hợp. Những trường hợp đã điều trị nhiều lần có nguy cơ kháng thuốc khá cao.
Ngoài ra, sỏi mật còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tụy, thận,..gây viêm cấp tính và các biến chứng khác.


Không thể coi thường "sỏi mật" được. Nếu bạn, người thân. bạn bè đang bị sỏi mật, hãy sử ngay sản phẩm "Phật Môn Tán Thạch Đơn" để điều trị tận gốc mà không lo tái phát.
Chi tiết liên hệ: 0916.926.786 - 098.111.5376