- Đái buốt, đau buốt, đái mủ tái phát nhiều lần và có thể đi
ra sỏi.
- Xuất hiện những cơn đau từng cơn, ban đầu đau ở hai hố thắt lưng lan ra bụng, xuống bụng dưới, đùi hoặc kèm theo nôn hay trướng bụng.
- Đi tiểu ra máu.
- Xuất hiện những cơn đau từng cơn, ban đầu đau ở hai hố thắt lưng lan ra bụng, xuống bụng dưới, đùi hoặc kèm theo nôn hay trướng bụng.
- Đi tiểu ra máu.
2 cách “tống” sỏi thận ra ngoài
mà không phải phẫu thuật
Nhiều
người lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ sỏi thận. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến
bạn mất nhiều sức khỏe, gián đoạn công việc và sinh hoạt cũng sẽ bị đảo lộn
trong 1 thời gian.
Dưới
đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 bài thuốc trị sỏi thận bằng các loại rau
quen thuộc, dễ kiếm, rẻ tiền để đẩy sỏi thận ra ngoài mà không khiến bạn bị mất
sức, sinh hoạt bình thường, lại không tốn tiền của.
1.Trị sỏi thận bằng rau sam
– Công dụng trị sỏi thận của
rau sam:
Theo Đông Y rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, thanh nhiệt
giải độc, nhuận tràng lợi tiểu. Cứ 100g rau sam có khoảng 93g nước, chất kháng
sinh tự nhiên, axit béo omega 3, vitamin A, C, chất chống oxi hóa và một số
khoáng chất. Do đó, rau sam thường được dùng như 1 vị thuốc hoạt huyết, tiêu
viêm, trị các chứng viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo, đặc biệt là trị sỏi thận
rất hiệu quả.
– Cách làm:
Lấy
chừng 500g rau sam tươi, rửa sạch cho vào nồi, cùng với nước đun sôi lên rồi
uống thay nước hàng ngày.
Khi uống nước rau sam bạn cần nhịn tiểu cho đến khi không thể
nhịn được nữa mới thôi. Dần dần, sỏi sẽ từ đường tiểu mà đi ra ngoài, tuy nhiên
bạn cần phải kiên trì vì không phải nó có kết quả ngay được. Cần đi xét nghiệm
kiểm tra trước và sau khi dùng nước rau sam chừng vài ngày hoặc 1 tuần để xem kết
quả như thế nào.
– Lưu ý khi trị sỏi thận bằng
rau sam:
+ Chú ý chế độ ăn uống: dùng những thứ có lợi cho thận, không sử
dụng rượu bia thuốc lá hay các chất kích thích để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
+Phụ nữ
có thai không được dùng bài thuốc này vì nó gây hoạt huyết, lạnh huyết.
+ Người
lạnh, hư hàn, tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém cũng không nên dùng.
+ Cần
hạn chế ăn sữa, pho mát, khoai lang, nước chè đặc nếu là sỏi canxi oxalate
+ Nếu
là sỏi axit uric cần hạn chế thịt bò, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng, cá trích,
cá mòi, cá cơm.
2. Trị sỏi thận bằng rau ngổ
– Công dụng trị sỏi thận bằng
rau ngổ:
Cây rau
ngổ (theo miền Bắc) còn có tên là ngò om (theo miền Nam), ngổ hương, ngổ thơm,
ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica.
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, mùi thơm, hơi chát, tính mát, có
tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng,
giảm đau, sát trùng đường ruột. Trị các bệnh sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa,
ngừa ung thư… rất hiệu
nghiệm.
– Cách làm:
Cách
1: Lấy từ
50 – 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 – 30 ngày)
hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Cách 2: Dùng
rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều
(uống liền trong 7 ngày).
– Lưu ý khi dùng rau ngổ trị
sỏi thận:
Rau ngổ
dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae),
là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước dược tính và tác dụng khác
nhau nên coi chừng nhầm lẫn sẽ khiến việc điều trị không có tác dụng.
Cách
phân biệt dễ nhất là bạn nên ngắt rau để ngửi. Rau ngổ trâu sẽ không có mùi
thơm như rau ngổ dùng để ăn và làm thuốc. Vì vậy khi dùng làm thuốc phải chú ý
để không nhầm lẫn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét