PHẬT MÔN

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

“Bệnh Sỏi” - Những điều đáng sợ sau khi mổ

           Đa số các bệnh nhân bị sỏi thận đều có thái độ ngần ngại khi được bác sĩ chỉ định mổ. Bởi không chỉ liên quan đến sự tốn kém về tài chính nhưng cũng có những hậu quả sau khi mổ.

Vậy thì những điều gì làm cho họ lo lắng đến như vậy và cách giải quyết ra sao?
Điều trị sỏi thận tận gốc
1. Yếu sinh lý và vô sinh???

        Trước hết là nỗi lo về đường sinh sản. Từ xưa, dân tộc ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nền y lý Trung quốc cổ, trong đó "Thận" được quy cho không những là chức năng bài tiết nước tiểu mà còn cả về chức năng sinh dục. Vì thế khi mà những bác sĩ có kinh nghiệm nghe bệnh nhân khai là "yếu thận" và đau lưng thì điều hiểu là anh ta đích thị bị ...yếu sinh lý!

Đa số các bệnh nhân khi bị tuyên bố là có sạn và phải mổ đều có thắc mắc là "Mổ xong em có bị yếu cái vụ kia đi không? ", hoặc là bạn bè tuyên bố một câu “xanh rờn”: "Cắt thận là không có con được nữa đâu". Có những người phụ nữ có sỏi nhưng nhất quyết không chịu mổ vì lẽ chưa, hoặc mới lấy chồng, nhà chồng thấy đi mổ sạn sợ không thể sinh nở được, chờ có một đứa con trai rồi hãy đi mổ cũng chưa muộn!

Tất cả những suy nghĩ nói trên đều không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên cũng không thể phủ định được sự ảnh hưởng của việc mổ sỏi đối với sức khỏe sinh sản.
  
2. Đau kéo dài
Bệnh nhân thường có những cơn đau nơi vết mổ kéo dài. Điều này cũng hết sức tự nhiên. Đường mổ lấy sỏi thận thường kéo từ sau lưng cổ gần đầu xương sườn cụt thứ 12 và kéo dài xuống dưới, ra trước. Tuy đã chọn một con đường ngắn nhất và hợp chức năng nhất, người phẫu thuật viên thường khó tránh được việc đụng chạm hay loại bỏ một trong rất nhiều những dây thần kinh liên sườn. Như vậy, sau này khi vết mổ đã lành lặn, bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nơi vết mổ là vùng dây thần kinh này chi phối .

Đặt biệt hơn, có những bệnh nhân không đau tại chỗ mổ mà lại có những cảm giác kỳ lạ nơi vùng bụng dưới cùng với bên mổ. Cảm giác này có thể là ê ẩm, râm ran như kim chích, hoặc là tê hẳn vùng đó kèm theo sự quá nhạy cảm tại một vùng bụng trên đó một chút. Điều này được gây ra do đầu mút dây thần kinh đã cắt đi bị kích thích. Khoa học cũng đã nhận thấy các sự việc tương tự ở những nạn nhân bị cắt cụt tay hoặc chân, có những lúc những người này có cảm giác nóng hoặc đau nơi đầu ngón tay hoặc chân vốn đã mất từ lâu. Bệnh nhân sau mổ sỏi thận thường có cảm giác lo âu về những cảm giác đau này, và vì sợ là còn có  “cái gì” trong đó nữa nên thường không dám đi đứng hoặc ngồi thẳng người, hay nghiêng nghiêng về phía bị đau, lâu dần thành ra bị vẹo cột sống.
  
Tại các trung tâm quốc tế, bệnh nhân được khuyến khích ngồi dậy từ ngày thứ hai, đứng xuống đất và bước đi từ ngày thứ ba để tránh các biến chứng nói trên và tránh cả biến chứng viêm phổi vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cuả các phòng hồi sức.
  
3. Tái phát?
Có những người bệnh sợ mổ là vì nghĩ rằng là mổ xong thì sỏi cũng tái phát. Điều này là hợp lý. Theo các tài liệu ngoại quốc thì sau khi mổ lấy sỏi, nếu không theo những chế độ kiêng cữ và thuốc men thì tỷ lệ tái phát sỏi sau 5 năm có thể lên đến 30%. Đối với tán sỏi thì tỷ lệ cũng có giảm đi chút đỉnh. Nhưng nếu được điều trị và theo các hướng dẫn tiết thực thì tỷ lệ sẽ giảm đi.

Đã có trường hợp điều trị cho một bệnh nhân chịu từ nhỏ đến lớn 10 lần giải phẫu lấy sỏi. Chính những quan niệm không cần kiêng cữ hoặc không cần điều trị tiếp đã khiến anh ta bị tái phát liên tục như vậy. Thái độ đúng đắn nhất là phải tích cực điều trị sỏi một khi đã phát hiện, nếu cần mổ thì phải mổ lấy sỏi ngay để tránh các biến chứng nặng hơn nữa. Sau mổ, cần theo đúng các biện pháp phòng ngừa và khám định kỳ bằng siêu âm mỗi 6 tháng, như vậy mới có thể kịp thời phát hiện các hòn sỏi nhỏ mới xuất hiện nếu có tái phát, lúc đó thì sỏi nhỏ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc, nội soi, tán sỏi mà không phải mổ đi mổ lại nữa.

Mất thận?
Nhiều bệnh nhân sợ lúc mổ sẽ mất đi của một bên thận. Chúng ta nên hiểu rằng ai cũng biết bất cứ nội tạng nào trong người cũng đều hết sức quý giá, khi phải cắt đi là 1 cái giá quá đắt. Thận cũng nằm trong trường hợp đó. Có những quả thận để bị sỏi quá lâu, đến khi mổ thì đã ứ mủ hoặc hoá mủ rồi, không giữ được. Và dù có giữ lại được thì cũng không có ích lợi gì cả vì nó đã ngừng hoạt động. Có những quả thận đã “chết” từ lâu do quá trình viêm nhiễm. Có những thận thì lại “teo” đi gây ra chứng cao huyết áp thứ phát do thận. Những trường hợp nói trên đều nên cắt bỏ thận để cứu mạng sống cho người bệnh vì để lại thì chỉ có hại chứ không có lợi. Quả thận bị đưa đến những trường hợp nói trên thường là hậu quả của việc bệnh nhân sợ mổ, kéo dài thời gian. Thực ra, khi cắt bỏ thận đi, bệnh nhân không mất gì cả vì từ lâu nó không còn chức năng nữa. Vậy muốn tránh khỏi cắt thận thì phải điều trị sớm (điều trị cho hết sỏi chứ không phải hết đau).

       Sau khi cắt thận, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp đề phòng tái phát chặc chẽ hơn các bệnh nhân khác vì có một thận thì càng phải cần được phát hiện sớm hơn để được áp dụng phương pháp điều trị nhẹ nhất có thể được. Người có một thận không chịu ảnh hưởng nặng nề gì về mặt sinh học vì người ta hoàn toàn có thể sống bình thường với một quả thận. Hiện nay, có khoảng 10% dân số sống với một thận mà nhiều khi không biết vì thận kia đã bị cắt do tai nạn hay bệnh lý, hoặc là chỉ có một thận hoạt động từ lúc mới sinh ra đời.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét