PHẬT MÔN

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Một số đặc điểm về bệnh sỏi mật ở Việt Nam

Sỏi mật ở các nước Âu, Mỹ thường gặp ở túi mật do cơ chế tạo sỏi thường do rối loạn chuyển hoá tạo nên sỏi cholesterol. Trái lại, sỏi mật ở nước ta thường gặp ở đường mật, hình thành do cơ chế nhiễm khuẩn. Vi khuẩn từ ống tiêu hóa liên quan mật thiết với giun chui ống mật tiết ra enzym bêta glucoronidase phân hủy dạng liên hợp giữa bilirubin và acid glucoronic làm bilirubin trở thành dạng tự do không hòa tan, sẽ kết hợp với các chất vô cơ như calci,..để tạo thành muối calci bilirubilnat lắng đọng tạo sỏi. Sỏi hình thành và tồn tại trên khắp hệ thống đường mật cả trong và ngoài gan. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học thông báo sỏi túi mật đơn thuần có xu hướng tăng cao, tỉ lệ sỏi cholesterol cũng cao hơn có lẽ do chế độ dinh dưỡng dần thay đổi và chẩn đoán có nhiều tiến bộ hơn.

Bạn đã biết gì về giải phẫu đường mật và sinh lý dịch mật ?

Đường mật bắt đầu từ các khe trong khoảng liên tế bào gan, nhận dịch mật từ tế bào gan tiết ra. Nó ngăn cách với hệ mao mạch gan chỉ bởi chỗ dính của các tế bào gan (còn gọi là cầu tế bào), sau đó dịch mật theo các ống này đổ vào các nhánh hạ phân thùy rồi phân thùy gan.

Tiếp theo, dịch mật chảy vào các ống gan phải, gan trái rồi chảy vào các ống gan chung ở rốn gan.
Lượng dịch mật được dự trữ, cô đặc ở túi mật tương đương với lượng dịch mật tiết ra trong 12h (khoảng 500ml), chỉ chảy xuống tham gia tiêu hóa theo sự chi phối theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Ống gan chung đổi tên khi ống cổ túi mật đổ vào gọi là ống mật chủ. Ống mật chủ dài chừng 5-7 cm. đường kính khoảng 0,8 cm chạy tiếp xuống phần lớn sẽ đổ vào đoạn 2 của tá tràng qua bóng Vater.
Bình thường, dịch mật vô khuẩn nhờ cơ chế bảo vệ của hàng rào giải phẫu, cơ chế vật lý dòng chảy một chiều của dịch mật, cơ chế hóa học (tính chất kiềm của dịch mật) và cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào,
Áp lực đường mật bình thường < 20cm H2O. Khi tăng > hoặc bằng 25cm H20 gây nguy cơ phá vỡ cầu tế bào làm nhiễm khuẩn máu và khi > hoặc bằng 30 cm H2O sẽ làm tế bào gan ngừng bài tiết dịch mật.

Sỏi mật ở Việt Nam có đặc điểm gì?

      Sỏi mật ở Việt Nam có số lượng sỏi thường nhiều viên, đa hình thái, đa kích thước, ít khi chỉ có một viên. Sỏi có màu vàng hay nâu đen, thường mềm dễ vỡ, nhưng có khi rất rắn. Sỏi được tạo nên trên cơ sở dị vật như trứng, xác giun đũa hay mảnh tế bào niêm mạc viêm bong.
Ở giai đoạn đầu, gan to ứ mật, có thể có các ổ áp xe trong trường hợp viêm, áp xe đường mật do viêm nhiễm kéo dài, tác động của các sản phẩm chuyển hóa trung gian tế bào làm tăng cường phản ứng xơ hóa, dẫn tới hiện tượng gan xơ ứ mật ở giai đoạn cuối và ung thư đường mật cũng được nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập tới.
Trong trường hợp tắc mật cấp, đường mật giãn và xung huyết về sau thành viêm dày, có thể viêm loét thủng, đặc biệt là túi mật. Có thể bị xơ hóa gây chít hẹp và lại là nguyên nhân gây ứ đọng dịch mật và tạo sỏi.
Dich mật của bệnh nhân bị sỏi mật thường có nhiễm khuẩn, biểu hiện từ nhẹ (vẩn đục), đến nặng (đen, thối khẳn). Cấy dịch mật thường có các vi khuẩn đường ruột như E.coli, Klebsiella,…và hình thái nặng có các vi khuẩn kị khí như Bacteroides, Clostridium…phối hợp. Những trường hợp đã điều trị nhiều lần có nguy cơ kháng thuốc khá cao.
Ngoài ra, sỏi mật còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tụy, thận,..gây viêm cấp tính và các biến chứng khác.


Không thể coi thường "sỏi mật" được. Nếu bạn, người thân. bạn bè đang bị sỏi mật, hãy sử ngay sản phẩm "Phật Môn Tán Thạch Đơn" để điều trị tận gốc mà không lo tái phát.
Chi tiết liên hệ: 0916.926.786 - 098.111.5376


0 nhận xét:

Đăng nhận xét